Khi cuộc sống ngày càng nhộn nhịp, bon chen, những game thủ chuyên nghiệp nổi tiếng cũng thay đổi dần mục đích “Chiến đấu”.
Theo lời nhận xét của đa số thủ chuyên nghiệp hiện nay, thời còn đam mê, thời còn nhiệt huyết đã xa lắm rồi. Thay vào đó, họ phải đối mặt với bao nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Vậy những gì đã làm cho đam mê, thời oanh liệt, thời sống mái cùng anh em lụi tàn dần?
Mức sống game thủ thấp
Nếu so với thế giới về số lượng game thủ, Việt Nam chắc chắn không hề kém cạnh các cường quốc game lớn bởi internet phủ sóng rộng khắp cả nước, dân số đông kèm theo việc sử dụng máy tính sai “mục đích” đạt tỉ lệ cao. Tuy nhiên, một vấn đề luôn được đặt ra trong giới game thủ hiện nay: “Họ được đãi ngộ những gì”?
Ở nước ngoài, game thủ được trải thảm, tiếp đón như những người hùng của đất nước, được nói chuyện, bắt tay với các lãnh đạo cấp cao. Còn ở Việt Nam, chơi game dù giỏi đến mấy, họ vẫn chỉ là một con người bình thường trong xã hội với mức lương rơi vào tầm trung giữa môi trường phồn hoa đô thị. Họa chăng, game thủ chuyên nghiệp chỉ được tôn trọng trong cộng đồng game mà họ đã lựa chọn.
Game thủ ở Việt Nam chỉ có niềm vui.
Có thể nói, chưa nghề nào khổ như game thủ ở Việt Nam. Lương thấp đã đành, tương lai bếp bênh, tuổi đời ngắn trong khi có thể bị đào thải bất cứ lúc nào. Nhiều người bảo rằng gắn bó với game vì đam mê, vì bạn bè, anh em nhưng sâu trong đáy lòng, người chơi game thường không rành sự đời, việc đời để bẻ nhánh. Chữ “Tiền” nhanh chóng thay thế niềm đam mê.
Lòng tham con người
Cách đây vài năm, chúng ta còn thấy những game thủ chuyên nghiệp đam mê nhiệt huyết với nghề như StarsBoba ở bộ môn DOTA 1, Saigon Jokers trong khoảng thời gian đi Mĩ tham gia chung kết thế giới mùa 2. Tuy nhiên, dọc theo chiều dài thời gian, vì biết khả năng của mình cũng không thể vươn lên trường quốc tế, những game thủ của chúng ta bắt đầu chuyển dần mục đích chơi game, kiếm tiền chủ yếu.
Đa số các game thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam ở độ tuổi 17-23. Ở những tuổi đầu, họ chơi với niềm đam mê chủ yếu nhưng đến khi quá 2 tuần, những guồng quay cuộc sống, áp lực gia đình đè nặng lên đôi vai người con trai. Chính bản thân họ cũng biết mình không gắn bó với cái ngành này đến bao giờ nên phải cố gắng kiếm chác một chút trước khi chuyển ngành. Rồi họ đâm vào cày thuê, gạ kèo để rồi không rút ra được. Những người may mắn thì gắn bó với kênh stream của mình hoặc làm thương hiệu cho một số sản phẩm khác.
Không ít game thủ chuyên nghiệp lao vào vòng xoáy cày thuê.
Đồng tiền trượt giá
Trong xu thế đồng tiền trượt giá, game thủ phải chấp nhận cuộc sống rất bèo bọt. Thời đầu gắn bó với game, những đồng tiền kiếm được tỏ ra khá giá trị về cả mặt tài chính lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đến những giờ phút sau, khi chế độ đãi ngộ vẫn giữ nguyên giá trị, dần dần game thủ chuyên nghiệp sẽ cảm thấy hụt hẫng, chán nản không tìm ra động lực phấn đấu.
Đồng tiền trượt giá làm trôi dần đam mê game thủ.
Không phải không có lí do game thủ ở Việt Nam chỉ nhận mức lương tầm trung. Đáng tiếc, vấn đề ở đây chính là họ ăn ở, sinh hoạt trong môi trường đắt đỏ tại các đô thị lớn trên cả nước (Chỉ có đô thị mới tạo môi trường thi đấu). Cảm tưởng game thủ bình thường được 4-6 triệu/ tháng nhưng họ sẽ tiêu hết khoảng 3-4 triệu, chưa kể ăn chơi, tụ tập với bạn bè.
Đô thị phồn hoa lắm ai ơi.
Xã hội không coi trọng game thủ
Nghề game thủ ở Việt Nam thật sự quá thiệt thòi. Ở nước ngoài, game thủ được mọi người tung hô, các nhà lãnh đạo ban thưởng, bắt tay, coi như một nhân tài của đất nước. Còn ở Việt Nam, họ chỉ là những người bình thường không hơn không kém. Họa chăng, game thủ giỏi chỉ được cộng đồng tung hô, thần tượng mà thôi. Tâm lí của các phụ huynh cũng khắt khe không hề kém xã hội, luôn hắt hủi game bằng bất cứ mọi giá.
Trông thế này là không có tương lai rồi.
Trong một xã hội như vậy, để game thủ say mê, luyện tập, gắn bó với nghề quả thật quá khó. Những người chơi chuyên nghiệp của chúng ta nhanh chóng kiếm một chút trước khi “về vườn” để lo cho tương lai mà thôi.
Xu hướng của xã hội
Ở Việt Nam, chỉ có học mới thành tài, còn đầu tất cả vứt đi. Xin nhắc lại đây là quan điểm của xã hội, đa số phụ huynh Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, khi một bộ phận đi đầu trong làng game thủ Việt không còn nhiệt huyết vơi game cũng ảnh hưởng đến tâm lí của bao thế hệ sau. Từ các buổi tâm sự, trò chuyện, mọi người hiểu được nỗi khổ và nhanh chóng chuyển mục đích mà thôi.
Chỉ học mới thành công???
Nói về cả cộng đồng, Caster PewPew là một trong số hiếm người yêu và gắn bó với nghề. Luôn luôn hết mình với cộng đồng, gắn kết những người có quyền lực trong làng DOTA 2 Việt Nam đồng thời đứng ra giải quyết xung đột, Drama, anh xứng đáng là biểu tượng của nền thể thao điện tử nước nhà. Khi tôi tiễn anh ra bắt Taxi, anh chỉ trả lời rằng: “Anh còn làm, còn đam mê thì sẽ hết mình với DOTA 2 nước nhà”. Quả thật, chúng tôi cũng thấy tiếc cho những người như anh khi anh chỉ là số hiếm người còn đam mê.
Đăng nhận xét