Như các bạn đã biết, sự xuất hiện của trang bị Quỷ lửa dành cho các vị tướng đi rừng đã khiến cho toàn bộ xu hướng của các trận đấu xoay chuyển 1 cách dữ dội cả trong các trận đấu xếp hạng đơn lẫn các giải đấu chuyên nghiệp. Để nhắc lại cho bạn nào quên hoặc không nhớ, trang bị Quỷ lửa cho bạn tới 300 máu và 25% máu cộng thêm, chưa tính nội tại của nó, đã khiến cho người người Quỷ lửa, nhà nhà Quỷ lửa. Dần dần xu hướng này cũng lây lan lên đường trên, tạo ra 1 xu hướng mới. Thời đại của các vị tướng siêu trâu bò xuất hiện.
Do đó, các người chơi đi đường giữa cũng phải thay đổi lối chơi sao cho phù hợp với chiến thuật. Các vị tướng cấu rỉa, gây sát thương theo % máu được ưu tiên hàng đầu, và trong số đó có Varus. 1 vị tướng mà từ trước đến giờ chỉ được coi như là 1 xạ thủ yếu đuối và gần như ít ai chọn bởi tiềm năng kém cơ động của mình. Tưởng chừng như phải đợi rất rất lâu nữa mới có người nhớ đến anh, thì PowerOfEvil, là người đã khai sáng cho cả thế giới biết được sức mạnh của 1 Varus đường giữa là như thế nào. Dần dần, Faker dùng, Easyhoon dùng, rồi đến cả Bjergsen cũng sử dụng. Điều đó chứng tỏ 1 điều rằng, thời đại của Varus đã đến.
Sức mạnh của Varus đường giữa
Hãy cùng lướt qua trận đấu đầu tiên mà Varus được sử dụng ở đường giữa nằm trong tay của PowerOfEvil. Có lẽ lựa chọn của anh ta chỉ đơn giản đó là khắc chế lại Kassadin của Febiven thôi, bởi Kassadin là 1 vị tướng khá sợ các vị tướng thiên về sát thương vật lý, ngoài ra các vị tướng như Vladimir hay Rek’sai lại rất dễ bị thả diều bởi tầm đánh khá ngắn.
Sức mạnh của Varus ở đây nằm ở khả năng cấu rỉa máu cực kì tốt từ chiêu Mũi tên xuyên phá – Q. Như PowerOfEvil nói ” Varus là 1 vị tướng cấu rỉa và không nên chơi theo kiểu xạ thủ bình thường khác. Giao tranh, hãy cố gắng tránh xa các mục tiêu lớn như rồng và Baron ra, sử dụng các chiêu Q của mình để cấu rỉa đối phương. Mục đích của bạn là chiến thắng giao tranh càng nhanh càng tốt “.
Lối chơi của Varus cũng khá tương đồng so với Kog’maw, nhưng hắn lại khỏe hơn ở giai đoạn đầu nhờ lượng sát thương vật lý khá cao. Varus khỏe khi có 2 đến 3 đồ sát thương, nhưng Kog’maw sẽ hơn Varus khi có 4 trang bị.
Rất dễ bị “hỏi thăm” bởi rừng đối phương
Mặc dù vậy, không phải là Varus không có nhược điểm. Ngược lại hắn lại có rất nhiều là đằng khác. Theo PowerOfEvil thì Varus rất yếu ở khả năng dồn sát thương vào 1 vị tướng đỡ đòn khi đứng ở tuyến sau cũng như kém cơ động. Bên cạnh đó, khả năng đi đường cũng rất kém khi gặp phải các vị tướng sát thủ hay gây sức ép ở đầu trận như Zed hay Leblanc.
Ngoài ra, người đi rừng của đối phương chắc chắn sẽ hỏi thăm Varus rất nhiều, bởi bạn không hè có 1 kỹ năng nào để chạy trốn hay những kỹ năng khống chế nào cả, ngoài Tên độc – E gây làm chậm, không thấm vào đâu cả. Do vậy, hãy chỉ sử dụng Varus trong những trường hợp được lựa chọn sau, nhằm chống lại các vị tướng đánh gần, có lượng sát thương bé ở giai đoạn đầu trận như Kassadin, Diana, Katarina.
Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này đó là bạn phải làm sao giữ lính ở khoảng nửa sông cho đến trụ của mình, làm sao càng an toàn càng tốt. Bởi 1 khi bạn đã không may mắn mất tốc biến, chắc chắn bạn sẽ chết ở lần sau.
PowerOfEvil có 1 lời khuyên khá đúng đắn như sau :” Với việc bạn gặp phải các vị tướng gây sức ép cực tốt như Leesin, Jarvan IV, VI, Gragas, Rek’sai, thì bạn đừng bao giờ lựa chọn Varus. Sẽ chẳng có gì hay ho nếu như bạn bị chúng gank ở ngay bên phần sân nhà, bạn sẽ mất phép bổ trợ hoặc bạn sẽ chết. Nếu không may gặp phải chúng, hãy nhờ rừng và hỗ trợ giúp đỡ cắm mắt và kiểm soát tầm nhìn, cố gắng đẩy lính thật nhanh sau đó đứng ở các vị trí an toàn hoặc vào rừng farm”.
Nhưng nếu sống sót được…
Varus đường giữa không phải là xạ thủ, do vậy đừng chơi Varus theo lối chơi của 1 xạ thủ. Sau khi bạn có 2 món đồ là Thần kiếm Manamune và Cung Xanh (hoặc kiếm ma Youmuu) và thêm Bùa xanh thì càng tốt, hãy tập trung sử dụng chiêu Mũi tên xuyên phá vào đội hình đối phương. Có thể bạn bắn 5 phát trượt 4, nhưng trúng 1 sẽ gây ra 1 lượng sát thương khá lớn.
Varus trong tay Faker có 1 màn trình diễn đầy ấn tượng.
Sau khi bạn lên đồ giảm tối đa thời gian hồi chiêu, chiêu cuối của Varus sẽ có thời gian hồi chiêu cực nhanh. Bạn có thể bắt được những mục tiêu đi lẻ hoặc di chuyển lỗi. Nếu chẳng may có trượt thì cũng không sao cả, vì chiêu cuối của bạn chỉ vào khoảng 30 – 40 giây mà thôi. Theo PowerOfEvil thì :” Các mục tiêu mà Varus nên tập trung đến đó là các mục tiêu có khả năng chống chịu thấp hoặc là các vị tướng gây sát thương chính trong đội hình kẻ địch”
Lối chơi của Varus sẽ khiến không ít người trong chúng ta liên tưởng Jayce trong tay của Pawn ở chung kết thế giới mùa 2014. Mặc dù có rất nhiều kỹ năng phức tạp, nhưng mục đích chính của Jayce khi được lựa chọn đó là cấu rỉa máu. Mặc dù lượng sát thương gây ra combo Cầu sấm + Cổng gia tốc là rất lớn, nhưng thời gian hồi chiêu của Cổng gia tốc rất lâu, vào khoảng 12-13s khi có hồi chiêu. Còn Varus, lượng sát thương gây ra kém hơn, nhưng thời gian hồi chiêu lại rất nhanh, gần như là liên tục.
Cuối cùng
Sức mạnh của Varus khi còn là vị trí xạ thủ thực sự không gây ra nhiều đột biến. Mặc dù vậy, tiềm năng của Varus trong cái xu hướng các vị tướng trâu bò như hiện nay sẽ còn được rất nhiều người khai thác triệt để. Sức mạnh của Varus nằm ở khả năng phối hợp với đồng đội với chiêu cuối gây hiệu ứng khống chế trên diện rộng, hay khả năng cấu rỉa rất tốt.
Tuy nhiên, Varus không phải là 1 vị tướng dễ chơi khi được chọn ở các trận đấu xếp hạng đơn. Bởi sự kém cơ động cùng với rất nhiều các vị tướng có thể khắc chế lại Varus sẽ khiến cho bạn gặp khá nhiều rắc rối. Vị vậy hãy cân nhắc và nghiên cứu về vị tướng này sao cho hợp lý trước khi lựa chọn.
Đăng nhận xét